GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC ĐỨC

Cộng hoà liên bang Đức (CHLB Đức; Tiếng Anh: Germany; Tiếng Đức: Deutschland) là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với 9 nước là: Đan Mạch(về phía bắc), Ba Lan và Séc (phía đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía tây). Lãnh thổ Đức trải rộng 357.021 km vuông và có khí hậu ôn đới. Với gần 82 triệu người, Đức là nước có dân số lớn nhất trong Liên minh châu Âu và là nước có số dân nhập cư lớn thứ ba trên thế giới. Sau Chiến tranh thế giới lần hai, năm 1949, nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia, Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) và Cộng hòa Liên bang Đức cũ (Tây Đức).Vào năm 1990, với sự sụp đổ của bức tường Berlin, nước Đức thống nhất.

KHÍ HẬU
Nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa trong Đông Âu. Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này.
 
 
KINH TẾ
 Kỹ nghệ hoá chất là một trong những ngành quan trọng nhất của Đức. Trong đó có những công ty như Bayer AG, BASF và Hoechst.
Ngành công nghiệp xe hơi của Đức là ngành có quy mô lớn nhất ở châu Âu. Thành công lớn nhất của nước Đức là trong ngành sản xuất xe hơi chất lượng cao. Có lẽ các nhãn mác xe hơi sang trọng nhất thế giới ngày nay hầu như đều có nguồn gốc từ Đức: Bayerische Motoren Werke AG (BMW), Daimler AG (Mercedes-Benz), Porsche, Audi,Volkswagen, Bugatti, Lamborghini, Mini, Rolls-Royce, Bentley…..

Các ngành công nghiệp quan trọng khác gồm chế tạo máy bay, máy xây dựng, máy móc nông nghiệp, máy phát điện, điện tử, các thiết bị văn phòng.

 
frankfurt.jpg

VĂN HOÁ
Ngôn ngữ nói và viết chính thức là tiếng Đức (Deutschland). Bên cạnh tiếng Đức là các ngôn ngữ của những dân tộc thiểu số đã sống lâu đời tại Đức mà đã được công nhận là ngôn ngữ chính thức như tiếng Đan Mạch và các tiếng nói của người Sorben và Friesen.

Tiếng Đức đã từng một thời là ngôn ngữ chung (lingua franca) ở trung tâm Châu Âu,Bắc Âu và Đông Âu. Ngày nay tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ được dạy nhiều nhất trên thế giới, và là ngoại ngữ được yêu chuộng thứ hai sau tiếng Anh ở châu Âu.

TÔN GIÁO
Hai tôn giáo chính ở Đức là Ki-tô giáo và Do Thái giáo. Hồi giáo chỉ mới xuất hiện và lan rộng ở Đức sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phần lớn đân số Đức theo Ki-tô giáo: 32,0% theo Tin Lành (ở Bắc và Đông Đức), 31,7% theo Công giáo La Mã (ở Tây và Nam Đức), 1,14% theo Chính Thống giáo Đông phương. Khoảng 27% người Đức không theo tôn giáo nào cả, phần lớn trong số họ sống ở miền Bắc, nhất là những vùng thuộc về Đông Đức cũ. Số còn lại theo các đạo khác.

germany3.gifPhần lớn các ngày lễ ở Đức đều bắt nguồn từ các ngày lễ của giáo hội giống như lễ Giáng Sinh và lễ Phục Sinh. Trong khi ngày quốc khánh và ngày 1/5 được quy định rõ trong luật liên bang là ngày lễ của toàn quốc, thì những ngày lễ còn lại đều do luật của mỗi tiểu bang tự quy định riêng. Ví dụ, trong khi những người ở Bayern được nghỉ lễ thì những người sống ở Berlin.

 
GIÁO DỤC
Hệ thống giáo dục phổ thông truyền thống của Đức kéo dài 13 năm học đối với những học sinh theo nhánh Gynasium và kết thúc bởi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Bằng tốt nghiệp phổ thông (Abitur) là điều kiện để đăng ký vào đại học. Trong xu hướng cải cách hiện nay, đa số các bang rút ngắn tổng thời gian học phổ thông còn 12 năm học đối với những học sinh học theo nhánh Gymnasium. Học sinh được chon lựa thay đổi loại hình đào tạo nếu có đủ khả năng cũng như trình độ. Các học sinh Real và Hauptschule sau khi tham gia học các trường học nghề có thể học tại các lớp học bổ túc để lấy bằng tốt nghiệp phổ thông. Và nếu có bằng tốt nghiệp phổ thông thì có thể nộp đơn vào bất kì trường đại học hoặc cao đẳng nào . Các trường đại học không tuyển sinh mà chỉ xét dựa trên học bạ và điểm Abitur ngoại trừ một số ngành đặc biệt như âm nhạc, hoạ ,thể thao…