GIỚI THIỆU VỀ THỤY ĐIỂN

Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), quốc danh hiện tại là Vương quốc Thụy Điển (Konungariket Sverige) bằng tiếng Thụy Điển) là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.
 
KHÍ HẬU
So với vị trí địa lý, khí hậu của Thuỵ Điển tương đối ôn hòa vì trước tiên là do gần Đại Tây Dương với dòng hải lưu Gơn strim ấm áp. Phần lớn nước Thuỵ Điển có khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đông và mùa hè. Tại miền nam Thuỵ Điển, được cái cây lá rộng chi phối, rừng lá kim phát triển ở phía bắc, với thông và vân sam thống trị cảnh quan. Vì Thụy Điển nằm giữa 55° vĩ độ và 69° vĩ độ và một phần ở trong vòng cực Bắc nên sự cách biệt giữa ánh sáng ban ngày dài trong mùa hè và ban đêm dài trong mùa đông rất lớn. Ở phần phía bắc, với sự xuất hiện của nhiều núi và biểu hiện của khí hậu cận cực, mùa đông lạnh hơn và tuyết rơi nhiều hơn so với miền nam. Vào một phần của mùa hè mặt trời sẽ xuất hiện tới nữa đêm hoặc không lặn và vào mùa đông, mặt trời chỉ xuất hiện trong vài giờ hoặc không xuất hiện. Lượng mưa trung bình hàng năm là khoảng 1.000 mm, với lượng mưa tương đối lớn ở phía tây cao nguyên Småland và bờ biển phía tây. Tháng giêng, nhiệt độ trung bình ban ngày vào khoảng 0 độ C ở phía nam, nhiệt độ âm ở miền trung và - 16 độ C ở phía bắc. Vào tháng bảy, nhiệt động trong bình vào khoảng 17 - 18 độ C ở Götaland och Svealand, và chỉ hơn 10 độ C ở phía cực bắc của Thuỵ Điển. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận ở Thụy Điển là và ngày 2 tháng 2 năm 1966 ở Vuoggatjålme, Lappland với - 52,6 độ C. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 38 độ C ở Ultuna, Uppland (ngày 9 tháng 7 năm 1933) và Målilla, Småland (ngày 29 tháng 6 năm 1947).

 
map-of-sweden12.png

NGÔN NGỮ
Ngôn ngữ phổ thông gần khắp mọi nơi là tiếng Thụy Điển. Tiếng Na Uy cũng được hiểu gần như khắp mọi nơi vì rất tương tự như tiếng Thụy Điển. Một số vùng nói tiếng Phần Lan và tiếng Sami.

Tại Thụy Điển, tiếng Phần Lan, tiếng Meänkieli, tiếng Jiddisch, tiếng Romani và tiếng Sami có địa vị là các ngôn ngữ thiểu số được công nhận. Gần 80% người Thụy Điển nói tiếng Anh như là ngoại ngữ vì một phần tiếng Anh là ngoại ngữ đầu tiên trong trường học và phần khác là vì tiếng Anh có rất nhiều trong chương trình truyền hình. Đa số học sinh chọn tiếng Đức là ngoại ngữ thứ nhì, nhưng gần đây tiếng Tây Ban Nha đang được ưa chuộng và đã vượt qua tiếng Đức tại một số trường. Thật ra tiếng Đức là ngoại ngữ đầu tiên tại Thụy Điển cho đến năm 1950 cũng như trong phần còn lại của Bắc Âu.

TÔN GIÁO
Giáo hội Thụy Điển, một giáo hội Lutheran, đã là giáo hội quốc gia từ 1527 cho đến 1999. Tỉ lệ thành viên của Giáo hội trên tổng dân số suy giảm dần qua các năm: từ 95,2% năm 1972 xuống còn 67,5% năm 2012. Số người của nhóm lớn thứ nhì, những người theo Hồi giáo, rất khó được đoán chính xác. Tổng số những thành viên là vào khoảng 250.000 người. Công giáo Rôma có vào khoảng 150.000 người và Chính thống giáo Đông phương khoảng 100.000 người. Bên cạnh đó tại Thụy Điển có khoảng 23.000 người của Nhân chứng Jehova, 20.000 người là tín đồ Phật giáo và vào khoảng 10.000 người theo Do Thái giáo.

 
Old-City-Stockholm-Sweden.jpg

GIÁO DỤC
Nền giáo dục Thụy Điển được đánh giá là nền giáo dục tiên tiến nhất hiện nay. Trước năm 1994, nền giáo dục của Thụy Điển cũng gần giống như ở Anh, được điều khiển khá nghiêm ngặt từ Bộ Giáo dục với những chương trình của các cấp học và phương pháp dạy học theo truyền thống cũ. Năm 1994, Bộ Giáo dục Thụy Điển cho thực hiện cuộc cải cách Giáo dục từ mẫu giáo cho đến hết Trung học phổ thông theo chủ thuyết xây dựng kiến thức kết hợp với việc chuẩn bị cho lực luợng lao động trong nền kinh tế toàn cầu. Các đặc điểm cơ bản của Giáo dục Thụy Điển là:
  • Học sinh làm chủ việc học tập
  • Các tiêu chuẩn và chương trình học quốc gia có tính hướng dẫn cao
  • Các chiến lược giảng dạy theo chủ thuyết xây dựng kiến thức góp phần trao quyền tự chủ cho học sinh
  • Rèn luyện tinh thần dân chủ và quyền hợp pháp cho học sinh
  • Chuẩn bị khả năng lao động trong nền kinh tế toàn cầu.