XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG LÀ GÌ ? VÀ CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG RA SAO ?
Khái niệm xuất khẩu lao động là gì ? Đặc điểm và các hình thức xuất khẩu lao động như thế nào ? Đây đều là những thắc mắc chung của rất nhiều người khi tìm hiểu về vấn đề này.
1. Khái niệm xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài:
- Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây chính là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
- Hàng hóa sức lao động nội địa: là muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.
- Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.
- Nhưng hoạt động mua – bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua-bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới – quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xóa bỏ hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên.
2. Nội dung xuất khẩu lao động gồm
Xuất khẩu lao động gồm có 2 nội dung:
- Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Xuất khẩu lao động tại chỗ (Xuất khẩu lao động nội biên): người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
Xét về nội dung: đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc phổ thông, sản xuất , giúp việc….(những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn), chuyên gia, tu nghiệp sinh.
Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên
Tu nghiệp sinh : chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hóa dưới hình thức tu nghiệp sinh – nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật
3. Các hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định. Ở Việt Nam cho đến nay tồn tại các hình thức sau:
a/ Cung ứng lao động ra nước ngoài:
Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.
Đặc điểm :
- Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo, đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài
- Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra
- Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận.
- Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài.
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
b/ Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đặc điểm :
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài
- Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động sang nước ngoài, quản lý, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động tại nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định
- Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật nước nhập khẩu lao động
- Lao động cũng cần có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp xã hội rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.
4. Đặc điểm của xuất khẩu lao động:
a/ Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt động mang tính xã hội cao:
- Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô. Nói xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia (bên cung và bên cầu). Ở tầm vĩ mô, bên cung là nước xuất khẩu lao động , bên cầu là nước nhập khẩu lao động. Ở tầm vi mô, bên cung là người lao động mà đại diện cho họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động (gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu lao động), bên cầu là người sử dụng lao động nước ngoài.
- Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của một hoạt động kinh tế, cả bên cung và bên cầu khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động đều nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế. Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ra với lợi ích thu được để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất.
- Chính vì thế bên cạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩu lao động thì còn có cả những quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động.
- Tính xã hội thể hiện ở chỗ
Dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động với mục tiêu kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như : giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh chính trị…
b/ Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh:
- Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường . Trong cạnh tranh ai mạnh thì thắng, yếu thì thua. Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thị trường thì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nước xuất khẩu lao động với nhau và giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với nhau trong việc dành và thống lĩnh thị trường xuất khẩu lao động.
- Cạnh tranh giúp cho chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể không thể vận động trong vòng xoáy ấy.
c/ Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động
Thị trường xuất khẩu lao động với một số quốc gia xuất khẩu lao động càng phong phú và đa dạng bao nhiêu thì càng tốt. Nó làm tăng các loại ngoại tệ, giảm rủi ro trong xuất khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia đó.
d/Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua – bán một loại hàng hóa đặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia
- Sở dĩ như vậy vì hàng hóa ở đây là sức lao động – loại hàng hóa không thể tách rời người bán. Còn có tính chất đặc biệt của quan hệ mua – bán.
- Hai vấn đề lớn “Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay” đã được giải quyết trong bài viết này, hi vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về xuất khẩu lao động.
1. Khái niệm xuất khẩu lao động là gì?
Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài:
- Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây chính là chính phủ nước ngoài hay cơ quan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước.
- Hàng hóa sức lao động nội địa: là muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵn sàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài.
- Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.
- Nhưng hoạt động mua – bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệ mua-bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người lao động. Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới – quan hệ lao động. Và quan hệ lao động sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lực hoặc bị xóa bỏ hiệu lực theo thỏa thuận của hai bên.
2. Nội dung xuất khẩu lao động gồm
Xuất khẩu lao động gồm có 2 nội dung:
- Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
- Xuất khẩu lao động tại chỗ (Xuất khẩu lao động nội biên): người lao động trong nước làm việc cho các doanh nghiệp FDI, các tổ chức quốc tế qua Internet.
Xét về nội dung: đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc phổ thông, sản xuất , giúp việc….(những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn), chuyên gia, tu nghiệp sinh.
Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên
Tu nghiệp sinh : chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hóa dưới hình thức tu nghiệp sinh – nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật
3. Các hình thức xuất khẩu lao động
Hình thức xuất khẩu lao động là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định. Ở Việt Nam cho đến nay tồn tại các hình thức sau:
a/ Cung ứng lao động ra nước ngoài:
Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.
Đặc điểm :
- Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo, đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài
- Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra
- Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận.
- Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài.
- Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.
b/ Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.
Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Đặc điểm :
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài
- Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động sang nước ngoài, quản lý, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động tại nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định
- Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật nước nhập khẩu lao động
- Lao động cũng cần có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp xã hội rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác.
4. Đặc điểm của xuất khẩu lao động:
a/ Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đồng thời cũng là hoạt động mang tính xã hội cao:
- Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ở tầm vi mô và vĩ mô. Nói xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế vì nó đem lại lợi ích cho cả hai bên tham gia (bên cung và bên cầu). Ở tầm vĩ mô, bên cung là nước xuất khẩu lao động , bên cầu là nước nhập khẩu lao động. Ở tầm vi mô, bên cung là người lao động mà đại diện cho họ là các tổ chức kinh tế làm công tác xuất khẩu lao động (gọi tắt là doanh nghiệp xuất khẩu lao động), bên cầu là người sử dụng lao động nước ngoài.
- Dù đứng ở góc độ nào thì với tư cách là chủ thể của một hoạt động kinh tế, cả bên cung và bên cầu khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động đều nhằm mục tiêu là lợi ích kinh tế. Họ luôn luôn tính toán giữa chi phí phải bỏ ra với lợi ích thu được để có quyết định hành động cuối cùng sao cho lợi nhất.
- Chính vì thế bên cạnh các quốc gia chỉ đơn thuần là xuất khẩu hay nhập khẩu lao động thì còn có cả những quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động.
- Tính xã hội thể hiện ở chỗ
Dù các chủ thể tham gia xuất khẩu lao động với mục tiêu kinh tế nhưng trong quá trình tiến hành xuất khẩu lao động thì cũng đồng thời tạo ra các lợi ích cho xã hội như : giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động góp phần ổn định và cải thiện cuộc sống cho người dân, nâng cao phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh chính trị…
b/ Xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính cạnh tranh mạnh:
- Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường . Trong cạnh tranh ai mạnh thì thắng, yếu thì thua. Và khi xuất khẩu lao động vận động theo quy luật thị trường thì tất yếu nó phải chịu sự tác động của quy luật cạnh tranh và mang tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh ở đây diễn ra giữa các nước xuất khẩu lao động với nhau và giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước với nhau trong việc dành và thống lĩnh thị trường xuất khẩu lao động.
- Cạnh tranh giúp cho chất lượng nguồn lao động xuất khẩu ngày càng được nâng cao hơn và đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên đồng thời cũng đào thải những cá thể không thể vận động trong vòng xoáy ấy.
c/ Không có sự giới hạn theo không gian đối với hoạt động xuất khẩu lao động
Thị trường xuất khẩu lao động với một số quốc gia xuất khẩu lao động càng phong phú và đa dạng bao nhiêu thì càng tốt. Nó làm tăng các loại ngoại tệ, giảm rủi ro trong xuất khẩu lao động và nó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của quốc gia đó.
d/Xuất khẩu lao động thực chất cũng là việc mua – bán một loại hàng hóa đặc biệt vượt ra phạm vi biên giới quốc gia
- Sở dĩ như vậy vì hàng hóa ở đây là sức lao động – loại hàng hóa không thể tách rời người bán. Còn có tính chất đặc biệt của quan hệ mua – bán.
- Hai vấn đề lớn “Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động hiện nay” đã được giải quyết trong bài viết này, hi vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về xuất khẩu lao động.