GIỚI THIỆU ĐẤT NƯỚC THỤY SĨ
Thụy Sĩ là một quốc gia nhiều đồi núi với những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên dãy núi Alps như những đỉnh núi cao, những dòng sông băng và nhiều hồ nước đẹp. Đất nước này còn nổi tiếng về ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ và được biết đến như một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất thế giới.

1. Tên nước: Liên bang Thụy Sỹ (The Confederation of Switzerland);
2. Thủ đô: Bern
3. Ngày Quốc khánh: Ngày 01 tháng 8;
4. Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Âu (Phía Bắc giáp Đức, Nam giáp Ý, Tây giáp Pháp, Đông giáp Áo và Lích-ten-xờ-ten);
5. Diện tích: 41.290 km2;
6. Khí hậu: Ôn đới, nhiệt độ trung bình 12oC;
7. Dân số: 7,9 triệu người;
8. Dân tộc: Do hoàn cảnh lịch sử, Thụy Sĩ có 4 cộng đồng dân tộc chính: Cộng đồng nói tiếng Đức chiếm 2/3 dân số, sống ở miền Đông (vùng Luzern, Zurich, Basel …), giáp Đức và Áo. Cộng đồng nói tiếng Pháp chiếm 1/3 dân số, sống chủ yếu ở phía Tây Thụy Sĩ (vùng Lausanne và Genève), giáp biên giới Pháp. Khoảng 10% dân số nói tiếng Ý và số còn lại khoảng 7% dân số nói tiếng Roman, sống tại miền Nam giáp Ý.
9. Ngôn ngữ: Tiếng Đức (63,7 %); tiếng Pháp (20,4 %); tiếng Ý (6,5 %); các ngôn ngữ khác (9,4 %).
10. Tôn giáo: Thiên chúa giáo La mã (42 %); Tin lành (35 %); Đạo Hồi (4%);

 

KINH TẾ
Thụy Sĩ nghèo tài nguyên thiên nhiên, là đất nước của đồi núi, có trên 40 dãy núi cao trên 4.000 m so với mặt nước biển với dãy núi Alps nổi tiếng thế giới. Song, Thụy Sĩ lại có mức độ phát triển kinh tế vững mạnh và đáng kể trên toàn cầu. Tuy là nước nhỏ về diện tích, dân số, nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng Thụy Sĩ có vị trí quan trọng về kinh tế-tài chính và hệ thống Ngân hàng uy tín đặc biệt nổi tiếng nhất trên toàn cầu. Thụy Sĩ là một nước công nghiệp phát triển cao ở châu Âu, trong đó có nhiều ngành đạt trình độ hàng đầu trên thế giới như: cơ khí chế tạo (nổi tiếng nhất thế giới về sản xuất đồng hồ chính xác và sang trọng), điện cơ, hóa chất, dược phẩm, thuốc tân dược, tài chính-ngân hàng, du lịch, đồng hồ, đồ trang sức, dịch vụ và bảo hiểm. Ngoại thương đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

 

CHÍNH TRỊ
Thụy Sĩ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang. Cấu trúc nhà nước liên bang theo 3 cấp[22]: Chính quyền liên bang, chính quyền bang (canton) và chính quyền xã (commune). Nó gồm 26 bang (23 bang có thành viên Hội đồng liên bang).
Quốc hội Thụy Sĩ gồm có Hội đồng quốc gia (National Council) và Hội đồng nhà nước (Council of States) gồm 246 nghị sĩ, nhiệm kỳ 4 năm:

Hội đồng Quốc gia (hay Hạ viện) có 200 nghị sĩ được bầu theo quy định của luật liên bang, được bầu từ 26 bang, mỗi bang là một đơn vị bầu cử. Số lượng nghị sĩ nhiều hay ít tùy thuộc vào dân số lượng cử tri trong từng bang.
Hội đồng Nhà nước (hay Thượng viện) có 46 nghị sĩ và được bầu theo quy định của từng bang.

Mỗi năm, Quốc hội Thụy Sĩ họp 4 kỳ, mỗi kỳ khoảng 3 tuần: kỳ họp mùa xuân; kỳ họp mùa hè; kỳ họp mùa thu và kỳ họp mùa đông. Ngoài ra, Quốc hội cũng có thể triệu tập phiên họp bất thường. Phiên họp đầu tiên của quốc hội mới sau khi bầu cử là việc bầu các thành viên của chính phủ. Tổng thống, chánh văn phòng liên bang, chánh án tòa án tối cao, tòa án bảo hiểm, tòa án quân sự. Cứ mỗi dịp vào cuối năm, quốc hội lại bầu tổng thống, phó tổng thống và chủ tịch quốc hội cho năm sau.
Chính phủ: Hội đồng Liên bang gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 4 năm.

GIÁO DỤC
Ở Thụy Sỹ, mỗi bang đều chịu trách nhiệm về hệ thống giáo dục của bang mình nên sẽ có sự khác biệt rõ rệt về phương diện giáo dục giữa các bang. Thụy Sỹ có cả hệ thống trường công và trường tư, nhưng học sinh phần lớn học tại các trường công. Trường công bao gồm nhà trẻ, trường tiểu học, trung học, đại học.

 

Hiện nay số sinh viên quốc tế đang học tại các trường đại học của Thụy Sĩ chiếm đến 40% tổng số sinh viên của trường và con số này đang có xu hướng ngày càng tăng dần lên.

Về mặt cơ cấu tổ chức và bằng cấp, giáo dục đại học Thụy Sĩ tuân theo tiêu chuẩn Châu Âu, sinh viên dễ dàng học chuyển tiếp tại môi trường đại học trên thế giới: Bằng đại học: 3 năm; Thạc sĩ: 2 năm; Tiến sĩ: 3 năm.