THỤY SỸ - VẺ ĐẸP THƠ MỘNG GIỮA LÒNG CHÂU ÂU
Thụy Sĩ là một trong những trung tâm giáo dục có truyền thống lâu đời và hệ thống giáo dục có chất lượng tốt nhất trên thế giới.
Tên chính thức là liên bang Thụy Sĩ. Vì vị trí địa lý ở trung tâm châu Âu và không giáp biển nên Thụy Sĩ được coi như “trái tim” của châu Âu, giáp với Ý, Áo, Đức, Pháp và công quốc Liechtenstein, điều này dẫn đến nền sự đa văn hóa của đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp. Ngôn ngữ phổ biến nhất ở Thụy Sĩ là tiếng Đức (được sử dụng bởi 64 % dân số), kế đến là tiếng Pháp và tiếng Ý; ngoài ra tiếng La tinh cũng được sử dụng nhưng không phổ biến. Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển cao và là một trong những quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới, nổi tiếng và đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính và du lịch. Ngoài ra, ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ nổi danh khắp nơi trên thế giới với những nhãn hiệu như Swatch, Rolex, Omega, Oris, Zodiac … Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, yên bình, được chọn là nơi đặt trụ sở chính của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, Tổ chức Thương Mại Thế Giới,… Thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ là Zurich còn thủ đô là Bern.
Dân số: hơn 8,5 triệu dân
Thu nhập bình quân đầu người: $82.950/năm
Những thành phố đông dân nhất: Zurich, Geneva, Basel
Diện tích: 41,285 km2
Ngôn ngữ chính: Đức, Pháp, Ý
Tôn giáo chính: Thiên Chúa Giáo La Mã (41.8%), Tin Lành (35,3%), ngoài ra còn có Hồi giáo, Do Thái giáo, v..v
1/ KINH TẾ
Thụy Sĩ không có nguồn tài nguyên nào khác trừ nước ngọt từ những dòng sông băng, các sông ngòi, ao hồ nên kinh tế Thụy Sĩ chủ yếu phụ thuộc vào ngành xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Và Thụy Sĩ cũng là quốc gia xuất khẩu đứng hàng thứ 15 trên thế giới.
Những công ty lớn của Thụy Sĩ ví dụ ngành dược phẩm có thể bán được 2% sản lượng của họ ở thị trường trong nước.
Lượng nước ngọt dư thừa trước hết sử dụng vận hành các nhà máy dệt. Một lượng nước lớn được ưu tiên sử dụng trong ngành công nghiệp nhuộm.
Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng những nhà máy thủy điện, động cơ điezen cho tàu thủy và đầu máy điện giúp Thụy Sĩ xuất khẩu những mặt hàng này đi khắp nơi trên thế giới.
Một chiếc đồng hồ là một ví dụ tốt về khái niệm giá trị gia tăng điều khiển nền kinh tế Thụy Sĩ. Các công ty Thụy Sĩ không chọn sản xuất hàng loạt những mặt hàng tiêu dùng rẻ tiền vì nó đòi hỏi phải nhập khẩu nguyên liệu thô đắt tiền không đem lại lợi ích cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới. Giá nguyên liệu thô để sản xuất một chiếc đồng hồ không nhiều nhưng chính việc thiết kế, sản xuất, quảng cáo đã tạo nên giá trị của chiếc đồng hồ.
Những tập đoàn lớn, nổi tiếng của Thụy Sĩ “người khổng lồ” Nestle, dược phẩm Novartis & Roche, ngân hàng UBS và Credit Suisse, tập đoàn bảo hiểm Winterthur & Zurich.
2/ GIAO THÔNG
Thụy Sĩ có hệ thống giao thông phát triển cao, vời hệ thống đường bộ dày đặc và hệ thống tàu hỏa thuận tiện, hiệu quả. Hàng trăm đường hầm và cầu kỹ thuật cao bảo đảm giao thông cho đất nước nhiều đồi núi này, đặc biệt những đường hầm xuyên núi Alps giúp rút ngắn quãng đường từ phía Bắc đến phía Nam châu Âu. Tiêu biểu là đường hầm cho tàu hỏa Saint Gotthard và Lotschberg, Saint Gotthard là đường hầm dành cho xe ô tô dài nhất thế giới và cũng là đường giao thông huyết mạch của châu Âu để băng qua núi Alps. Để bảo vệ khu vực núi đồi này khỏi những tác động xấu của việc lưu thông quá tải, chính phủ Thụy Sĩ đã hạn chế mật độ phương tiện lưu thông vào khu vực này.
Chất lượng hệ thống đường cao tốc ở Thụy Sĩ đứng đầu thế giới với tổng chiều dài đường bộ là 71,214 km (năm 2004). Số người sở hữu xe ô tô của Thụy Sĩ rất cao và đang tăng lên. Xe buýt cũng là một phương tiện giao thông công cộng quan trọng và rất nổi tiếng ở Thụy Sĩ, những tuyến xe buýt sơn màu sáng được điều hành bởi Hiệp hội xe khách Thụy Sĩ. Lịch trình của xe buýt được điều chỉnh phù hợp với giờ khởi hành của những tuyến tàu hỏa và những tuyến xe buýt này được sắp xếp gần làng và những thị trấn
Dù Thụy Sĩ là quốc gia không giáp biển nhưng chính phủ liên bang cũng thành lập đội thương thuyền quốc gia gồm 32 tàu lớn và vô số thuyền bè hoạt động ở những cảng nước ngoài và cảng Basel ở song Rhine. Đặc biệt những du thuyền sang trọng của Thụy Sĩ nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Rhine là con sông lớn nhất nhưng chỉ phù hợp cho những hoạt động thương mại hàng hải giữa Basel và Rheinfelden.
Hãng hàng không quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ là Swiss International Airlines thuộc sở hữu của tư nhân và nhà nước. Những sân bay quốc tế của Thụy Sĩ là Zurich, Geneva và Basel.
3/ Y TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
Bộ luật bảo hiểm liên bang năm 1911 qui định về bảo hiểm tai nạn và bệnh tật. Bảo hiểm tai nạn là bắt buột đối với hầu hết những viên chức và công nhân. Chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc không còn tồn tại ở cấp độ liên bang, tuy nhiên một số bang và công xã vẫn duy trì chế độ này. Bảo hiểm thất nghiệp được yêu cầu đối với tất cả những người công nhân. Bảo hiểm nhân thọ trong đó bao gồm những phúc lợi cho người tàn tật bắt buộc phải có từ năm 1948, quỹ bảo hiểm này được duy trì bằng thuế thu nhập của cả những công nhân và chủ doanh nghiệp.
4/ PHONG TỤC CỦA THỤY SĨ
Người dân Thụy Sĩ cũng thích kết hợp nghệ thuật ẩm thực của mình với các nước ở khu vực nói tiềng Đức, Pháp, Ý để tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo. Phó mát fondue (phó mát trộn với rượu và vụn bánh mì) có mặt ở khắp mọi miền đất nước và những phần phó mát nhỏ mềm tan (được gọi là Raclette) được dùng với khoai tây luộc và rau quả ngâm chua.
Món thịt thường được dùng chung với những loại sốt béo và những món thịt nguội thường được dùng làm món tráng miệng. Cá tươi luôn có sẵn ở những vùng ao hồ. Hầu hết các vùng đều có những đặc sản bao gồm xúc xích, súp, phó mát, bánh và những món ăn không thể tìm thấy ở những vùng khác trên đất nước.
Ví dụ, vùng Ticino luôn tự hào về những món ăn kiều Ý của họ. Theo phép lịch sự, mọi người chỉ bắt đầu ăn khi chủ nhà và những người lớn tuổi vào bàn. Sau đó mọi người sẽ nói “En Guete” để chúc mọi người ăn ngon miệng. Nĩa được xếp bên tay trái và dao bên tay phải. Hai tay phải luôn để trên bàn và những dụng cụ được đặt cạnh nhau trên dĩa khi ăn xong.
Mọi chuyến viếng thăm đều phải sắp xếp trước, người Thụy Sĩ hiếm khi ghé thăm ai mà không thông báo trước. Những vị khách thường đem theo một món quà nhỏ đặc biệt là trong lần đến thăm đầu tiên.
Ở Thụy Sĩ, ngày lễ Thăng Thiên cũng được gọi là “Banntag” hoặc ngày đánh dấu (Boundary Day) mà theo truyền thống mọi người sẽ kiểm tra những cột mốc ranh giới tài sản của họ và cầu phúc cho vùng đất của họ.
Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất của năm. Vào ngày lễ vọng Giáng Sinh, mọi thành viên trong gia đình đều tập họp lại để dự tiệc và trao đổi quà cho nhau. Họ sẽ nghỉ ngơi vào ngày Giáng Sinh và thăm bạn bè vào ngày 26 tháng 12. Ngày giao thừa (ngày 31 tháng 12) cũng là ngày lễ thánh Sylvester, người cuối cùng chưa thức sẽ bị đánh thức bằng một tiếng hét “Sylvester”. Vào buổi chiều, mọi người tổ chức tiệc, đốt pháo hoa và chuông nhà thờ ngân vang đánh dấu một năm mới bắt đầu.
5/ HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Thụy Sĩ là trung tâm giáo dục có truyền thống lâu đời và hệ thống giáo dục có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Tỉ lệ người biết đọc viết là gần 100 %. Triết gia Jean Jacques Rousseau ở thế kỉ 18 đưa ra cách nhìn tiến bộ về giáo dục, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thể hiện cá nhân. Các trường công lập hoàn toàn miễn phí và giáo dục bắt buộc đối với trẻ em từ 6 hoặc 7 tuổi cho đến 15 hoặc 16 tuổi tùy theo qui định của từng bang. Ngôn ngữ sữ dụng giảng dạy tùy thuộc vào từng địa phương. Để đẩy mạnh sự thống nhất trên toàn quốc, học sinh tiểu học được học thêm ngoại ngữ thứ 2 của quốc gia.
Thụy Sĩ có hệ thống giáo dục nghề danh tiếng với bằng cấp có chất lượng đào tạo kỹ thuật cao. Hầu hết những trường đại học của Thụy Sĩ do chính phủ Bang quản lý bao gồm trường đại học Basel (thành lập năm 1460), trường đại học Lausanne (1537), trường đại học Geneva (1559), trường đại học Zurich (1833), trường đại học Fribourg (1889) và trường đại học Neuchâtel (1909). Chính phủ liên bang chỉ quản lý những học viện cao học như: Federal Institutes of Technology tại Zürich và Lausanne. Chất lượng giáo dục tuyệt vời của Thụy Sĩ nổi tiếng và thu hút nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.
6/ DU LỊCH
Chẳng có biển nhưng Thụy Sỹ chẳng chịu “lép vế” trước bất kỳ nước nào. Đó là nhờ sự hài hòa cảnh quan sông núi và thung lũng, trong đó không thể không nhắc đến dãy núi Alps - được ví là "con rồng lớn của châu Âu".
Mỗi mùa trôi qua, dãy núi Alps lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa Đông, những vách đá dựng đứng, mỏm núi cao chọc trời đều ẩn mình dưới lớp tuyết trắng. Nhưng ngay khi thu sang, núi rừng vội đổ màu vàng mơ, soi bóng mình ngắm làn nước hồ xanh..
Trượt tuyết và leo núi là một phần cuộc sống của người dân nước này, với những điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất như đỉnh Matterhorn, đỉnh Jungfrau.
Nếu không phải là người ưa mạo hiểm, ta vẫn có thể chinh phục Eiger Trail hoặc dạo quanh những ngôi làng sương mờ lãng mạn như Interlaken. Cũng đừng quên ngắm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của những thác nước ầm ào, mãnh liệt.
Giữa lòng Thụy Sỹ hiện đại, hối hả lại là thủ đô Bern thanh bình, an yên và vô cùng mộc mạc. Nơi đây mang trong mình nét văn hóa cổ kính và nhịp điệu trầm lắng của một thành phố châu Âu với những con đường lát đá mài thủ công dưới những mái vòm chạy dài được chạm trổ tinh xảo. Nhờ có những mái vòm này mà kể cả những ngày trời nắng chói chang hay mưa tầm tã cũng không cản bước những du khách hiếu kỳ.
Biểu tượng trung tâm của khu phố là tháp đồng hồ Zytglogge. Cứ đến đúng 12h trưa là tất cả du khách lại tập trung dưới chân tòa tháp để lắng nghe tiếng chuông thánh thót và ngắm những chú rối tinh nghịch nhảy ra từ phía trong mặt đồng hồ.
"Bern” trong tiếng Đức có nghĩa là con gấu. Phải chăng vì thế mà dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú gấu đáng yêu trên những lá cờ, phù hiệu biểu trưng... ở thành phố. Những chú gấu cũng trở thành linh vật đem lại may mắn cho thành phố 800 năm tuổi đời này.
Toàn bộ những hình ảnh đại diện cho đất nước Thụy Sỹ như được hội tụ tại Geneva. Đến với Geneva, ta như lạc vào thế giới thần tiên, thơ mộng đến khó tả. Từ các ngôi làng rượu vang đẹp như tranh vẽ, những ngọn núi tuyết phủ quanh năm, thành phố về đêm, tiếng chuông reo từ những con bò sữa trên đồng cỏ bạt ngàn, các lâu đài, nhà thờ và chính hồ nước xanh gợn sóng lăn tăn.
Không phải ngẫu nhiên mà Geneva được mệnh danh là “thủ đô hòa bình” của thế giới. Rất nhiều hiệp định hòa bình đã được ký kết tại đây và thành phố cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 200 tổ chức quốc tế liên quan đến việc kiến tạo hòa bình, cứu tế nhân đạo, tị nạn, chống mìn sát thương, bảo vệ môi trường, giáo dục…
Hai bên bờ hồ là nơi tập trung của những công trình kiến trúc nhiều sắc màu. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thờ Fraumünster - nơi cất chứa kho báu nghệ thuật vô giá của Zurich hay chuỗi ô cửa sổ kính màu độc đáo tại nhà thờ Fraumunste...
Nếu như Sa Pa của Việt Nam nổi tiếng với ruộng bậc thang thì Lavaux của Thụy Sỹ lừng danh với những vườn nho bậc thang kè đá trên sườn đồi. Những thửa ruộng bậc thang được kè bằng những bờ kè đá trắng. Cho nên người ta nói nho ở vùng này được hưởng ba loại ánh sáng, ánh sáng từ mặt trời, ánh sáng phản xạ từ mặt hồ Leman và ánh sáng, nhiệt phản xạ từ những bờ kè đá bảo vệ ruộng nho. Nhờ vậy mà chất lượng nho có hương vị rất đặc biệt và nổi tiếng thế giới.
Qua vùng nho Lavaux, đắm chìm vào vẻ đẹp mê hồn ấy, ta mới hiểu vì sao một vùng quê trồng nho tưởng như rất đỗi bình thường lại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) phong danh hiệu Di sản thế giới ngang hàng với những kỳ quan thiên nhiên hay những công trình nhân tạo kiệt tác thế giới.
Đúng chuẩn về thời gian là một trong những tính cách đặc trưng của người Thụy Sỹ. Đúng giờ và tôn trọng thời gian là cách họ thể hiện sự tôn trọng người khác. Đó cũng là lý do mà họ làm nên những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ tinh xảo đến độ chính xác gần như tuyệt đối được săn lùng trên toàn thế giới.
Thụy Sỹ là nơi duy nhất trên thế giới có 4 ngôn ngữ chính là ngôn ngữ của 4 quốc gia. Ở mỗi vùng miền khác nhau ở Thụy Sỹ, người dân lại sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Nếu muốn nói tiếng Đức, hãy đến Bern. Sau đó đi về phía Nam, đến Lugano học tiếng Italy và cuối cùng là đi về phía Tây, đến Lausanne để chào "Bonjour" (tiếng Pháp). Ở một số vùng, người dân lại sử dụng tiếng Romansh
Thụy Sỹ là cỗ máy sản sinh giải Nobel. Đất nước này còn là một “tuyển thủ” toàn cầu trong lĩnh vực học thuật. Quốc gia châu Âu này có 28 người đoạt giải Nobel trong tổng dân số khoảng 8 triệu người. Nơi đây cũng là quê hương của công thức nổi tiếng nhất của Einstein: E=MC2. Dù được sinh ra ở Đức nhưng nhà khoa học thiên tài này đã phát triển Lý thuyết Tương đối nổi tiếng của ông khi đang học tập và sinh sống tại thành phố Bern.
Dân số Thụy Sỹ đang già hóa với tuổi thọ trung bình cao. Tính đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của người dân tại đây là 83,97. Tỷ lệ số người trên 100 tuổi ở Thụy Sỹ cũng vào loại cao nhất châu Âu.
Điều này là hoàn toàn hợp lý khi Thụy Sỹ sở hữu bầu không khí trong lành với rất nhiều những con đường mòn để đi bộ, để đạp xe và trên hết là hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Nước này thường xuyên "lọt top" những quốc gia đáng sống, xét theo mức độ an toàn, chất lượng cuộc sống và thu nhập.
Nếu muốn trải nghiệm cảm giác sống ở đất nước “hạnh phúc nhất thế giới” như thế nào thì Thụy Sỹ là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp con người ta “detox” cơ thể và tâm hồn, tận hưởng mọi khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống.
Tên chính thức là liên bang Thụy Sĩ. Vì vị trí địa lý ở trung tâm châu Âu và không giáp biển nên Thụy Sĩ được coi như “trái tim” của châu Âu, giáp với Ý, Áo, Đức, Pháp và công quốc Liechtenstein, điều này dẫn đến nền sự đa văn hóa của đất nước Thụy Sĩ xinh đẹp. Ngôn ngữ phổ biến nhất ở Thụy Sĩ là tiếng Đức (được sử dụng bởi 64 % dân số), kế đến là tiếng Pháp và tiếng Ý; ngoài ra tiếng La tinh cũng được sử dụng nhưng không phổ biến. Thụy Sĩ có nền kinh tế phát triển cao và là một trong những quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới, nổi tiếng và đi đầu trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính và du lịch. Ngoài ra, ngành công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ nổi danh khắp nơi trên thế giới với những nhãn hiệu như Swatch, Rolex, Omega, Oris, Zodiac … Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, yên bình, được chọn là nơi đặt trụ sở chính của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, Tổ chức Thương Mại Thế Giới,… Thành phố lớn nhất của Thụy Sĩ là Zurich còn thủ đô là Bern.
Dân số: hơn 8,5 triệu dân
Thu nhập bình quân đầu người: $82.950/năm
Những thành phố đông dân nhất: Zurich, Geneva, Basel
Diện tích: 41,285 km2
Ngôn ngữ chính: Đức, Pháp, Ý
Tôn giáo chính: Thiên Chúa Giáo La Mã (41.8%), Tin Lành (35,3%), ngoài ra còn có Hồi giáo, Do Thái giáo, v..v
1/ KINH TẾ
Thụy Sĩ không có nguồn tài nguyên nào khác trừ nước ngọt từ những dòng sông băng, các sông ngòi, ao hồ nên kinh tế Thụy Sĩ chủ yếu phụ thuộc vào ngành xuất khẩu với giá trị gia tăng cao. Và Thụy Sĩ cũng là quốc gia xuất khẩu đứng hàng thứ 15 trên thế giới.
Những công ty lớn của Thụy Sĩ ví dụ ngành dược phẩm có thể bán được 2% sản lượng của họ ở thị trường trong nước.
Lượng nước ngọt dư thừa trước hết sử dụng vận hành các nhà máy dệt. Một lượng nước lớn được ưu tiên sử dụng trong ngành công nghiệp nhuộm.
Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực xây dựng những nhà máy thủy điện, động cơ điezen cho tàu thủy và đầu máy điện giúp Thụy Sĩ xuất khẩu những mặt hàng này đi khắp nơi trên thế giới.
Một chiếc đồng hồ là một ví dụ tốt về khái niệm giá trị gia tăng điều khiển nền kinh tế Thụy Sĩ. Các công ty Thụy Sĩ không chọn sản xuất hàng loạt những mặt hàng tiêu dùng rẻ tiền vì nó đòi hỏi phải nhập khẩu nguyên liệu thô đắt tiền không đem lại lợi ích cạnh tranh với các thị trường khác trên thế giới. Giá nguyên liệu thô để sản xuất một chiếc đồng hồ không nhiều nhưng chính việc thiết kế, sản xuất, quảng cáo đã tạo nên giá trị của chiếc đồng hồ.
Những tập đoàn lớn, nổi tiếng của Thụy Sĩ “người khổng lồ” Nestle, dược phẩm Novartis & Roche, ngân hàng UBS và Credit Suisse, tập đoàn bảo hiểm Winterthur & Zurich.
2/ GIAO THÔNG
Thụy Sĩ có hệ thống giao thông phát triển cao, vời hệ thống đường bộ dày đặc và hệ thống tàu hỏa thuận tiện, hiệu quả. Hàng trăm đường hầm và cầu kỹ thuật cao bảo đảm giao thông cho đất nước nhiều đồi núi này, đặc biệt những đường hầm xuyên núi Alps giúp rút ngắn quãng đường từ phía Bắc đến phía Nam châu Âu. Tiêu biểu là đường hầm cho tàu hỏa Saint Gotthard và Lotschberg, Saint Gotthard là đường hầm dành cho xe ô tô dài nhất thế giới và cũng là đường giao thông huyết mạch của châu Âu để băng qua núi Alps. Để bảo vệ khu vực núi đồi này khỏi những tác động xấu của việc lưu thông quá tải, chính phủ Thụy Sĩ đã hạn chế mật độ phương tiện lưu thông vào khu vực này.
Chất lượng hệ thống đường cao tốc ở Thụy Sĩ đứng đầu thế giới với tổng chiều dài đường bộ là 71,214 km (năm 2004). Số người sở hữu xe ô tô của Thụy Sĩ rất cao và đang tăng lên. Xe buýt cũng là một phương tiện giao thông công cộng quan trọng và rất nổi tiếng ở Thụy Sĩ, những tuyến xe buýt sơn màu sáng được điều hành bởi Hiệp hội xe khách Thụy Sĩ. Lịch trình của xe buýt được điều chỉnh phù hợp với giờ khởi hành của những tuyến tàu hỏa và những tuyến xe buýt này được sắp xếp gần làng và những thị trấn
Dù Thụy Sĩ là quốc gia không giáp biển nhưng chính phủ liên bang cũng thành lập đội thương thuyền quốc gia gồm 32 tàu lớn và vô số thuyền bè hoạt động ở những cảng nước ngoài và cảng Basel ở song Rhine. Đặc biệt những du thuyền sang trọng của Thụy Sĩ nổi tiếng khắp nơi trên thế giới. Rhine là con sông lớn nhất nhưng chỉ phù hợp cho những hoạt động thương mại hàng hải giữa Basel và Rheinfelden.
Hãng hàng không quốc tế lớn nhất Thụy Sĩ là Swiss International Airlines thuộc sở hữu của tư nhân và nhà nước. Những sân bay quốc tế của Thụy Sĩ là Zurich, Geneva và Basel.
3/ Y TẾ VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI
Bộ luật bảo hiểm liên bang năm 1911 qui định về bảo hiểm tai nạn và bệnh tật. Bảo hiểm tai nạn là bắt buột đối với hầu hết những viên chức và công nhân. Chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc không còn tồn tại ở cấp độ liên bang, tuy nhiên một số bang và công xã vẫn duy trì chế độ này. Bảo hiểm thất nghiệp được yêu cầu đối với tất cả những người công nhân. Bảo hiểm nhân thọ trong đó bao gồm những phúc lợi cho người tàn tật bắt buộc phải có từ năm 1948, quỹ bảo hiểm này được duy trì bằng thuế thu nhập của cả những công nhân và chủ doanh nghiệp.
4/ PHONG TỤC CỦA THỤY SĨ
- Ẩm thực
Người dân Thụy Sĩ cũng thích kết hợp nghệ thuật ẩm thực của mình với các nước ở khu vực nói tiềng Đức, Pháp, Ý để tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo. Phó mát fondue (phó mát trộn với rượu và vụn bánh mì) có mặt ở khắp mọi miền đất nước và những phần phó mát nhỏ mềm tan (được gọi là Raclette) được dùng với khoai tây luộc và rau quả ngâm chua.
Món thịt thường được dùng chung với những loại sốt béo và những món thịt nguội thường được dùng làm món tráng miệng. Cá tươi luôn có sẵn ở những vùng ao hồ. Hầu hết các vùng đều có những đặc sản bao gồm xúc xích, súp, phó mát, bánh và những món ăn không thể tìm thấy ở những vùng khác trên đất nước.
Ví dụ, vùng Ticino luôn tự hào về những món ăn kiều Ý của họ. Theo phép lịch sự, mọi người chỉ bắt đầu ăn khi chủ nhà và những người lớn tuổi vào bàn. Sau đó mọi người sẽ nói “En Guete” để chúc mọi người ăn ngon miệng. Nĩa được xếp bên tay trái và dao bên tay phải. Hai tay phải luôn để trên bàn và những dụng cụ được đặt cạnh nhau trên dĩa khi ăn xong.
- Xã giao
Mọi chuyến viếng thăm đều phải sắp xếp trước, người Thụy Sĩ hiếm khi ghé thăm ai mà không thông báo trước. Những vị khách thường đem theo một món quà nhỏ đặc biệt là trong lần đến thăm đầu tiên.
- Giải trí
- Lễ hội
Ở Thụy Sĩ, ngày lễ Thăng Thiên cũng được gọi là “Banntag” hoặc ngày đánh dấu (Boundary Day) mà theo truyền thống mọi người sẽ kiểm tra những cột mốc ranh giới tài sản của họ và cầu phúc cho vùng đất của họ.
Giáng Sinh là ngày lễ lớn nhất của năm. Vào ngày lễ vọng Giáng Sinh, mọi thành viên trong gia đình đều tập họp lại để dự tiệc và trao đổi quà cho nhau. Họ sẽ nghỉ ngơi vào ngày Giáng Sinh và thăm bạn bè vào ngày 26 tháng 12. Ngày giao thừa (ngày 31 tháng 12) cũng là ngày lễ thánh Sylvester, người cuối cùng chưa thức sẽ bị đánh thức bằng một tiếng hét “Sylvester”. Vào buổi chiều, mọi người tổ chức tiệc, đốt pháo hoa và chuông nhà thờ ngân vang đánh dấu một năm mới bắt đầu.
5/ HỆ THỐNG GIÁO DỤC
Thụy Sĩ là trung tâm giáo dục có truyền thống lâu đời và hệ thống giáo dục có chất lượng tốt nhất trên thế giới. Tỉ lệ người biết đọc viết là gần 100 %. Triết gia Jean Jacques Rousseau ở thế kỉ 18 đưa ra cách nhìn tiến bộ về giáo dục, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thể hiện cá nhân. Các trường công lập hoàn toàn miễn phí và giáo dục bắt buộc đối với trẻ em từ 6 hoặc 7 tuổi cho đến 15 hoặc 16 tuổi tùy theo qui định của từng bang. Ngôn ngữ sữ dụng giảng dạy tùy thuộc vào từng địa phương. Để đẩy mạnh sự thống nhất trên toàn quốc, học sinh tiểu học được học thêm ngoại ngữ thứ 2 của quốc gia.
Thụy Sĩ có hệ thống giáo dục nghề danh tiếng với bằng cấp có chất lượng đào tạo kỹ thuật cao. Hầu hết những trường đại học của Thụy Sĩ do chính phủ Bang quản lý bao gồm trường đại học Basel (thành lập năm 1460), trường đại học Lausanne (1537), trường đại học Geneva (1559), trường đại học Zurich (1833), trường đại học Fribourg (1889) và trường đại học Neuchâtel (1909). Chính phủ liên bang chỉ quản lý những học viện cao học như: Federal Institutes of Technology tại Zürich và Lausanne. Chất lượng giáo dục tuyệt vời của Thụy Sĩ nổi tiếng và thu hút nhiều sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.
6/ DU LỊCH
- Kỳ vĩ dãy Alps
Chẳng có biển nhưng Thụy Sỹ chẳng chịu “lép vế” trước bất kỳ nước nào. Đó là nhờ sự hài hòa cảnh quan sông núi và thung lũng, trong đó không thể không nhắc đến dãy núi Alps - được ví là "con rồng lớn của châu Âu".
Mỗi mùa trôi qua, dãy núi Alps lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa Đông, những vách đá dựng đứng, mỏm núi cao chọc trời đều ẩn mình dưới lớp tuyết trắng. Nhưng ngay khi thu sang, núi rừng vội đổ màu vàng mơ, soi bóng mình ngắm làn nước hồ xanh..
Trượt tuyết và leo núi là một phần cuộc sống của người dân nước này, với những điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất như đỉnh Matterhorn, đỉnh Jungfrau.
Nếu không phải là người ưa mạo hiểm, ta vẫn có thể chinh phục Eiger Trail hoặc dạo quanh những ngôi làng sương mờ lãng mạn như Interlaken. Cũng đừng quên ngắm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của những thác nước ầm ào, mãnh liệt.
- Thủ đô Bern cổ kính
Giữa lòng Thụy Sỹ hiện đại, hối hả lại là thủ đô Bern thanh bình, an yên và vô cùng mộc mạc. Nơi đây mang trong mình nét văn hóa cổ kính và nhịp điệu trầm lắng của một thành phố châu Âu với những con đường lát đá mài thủ công dưới những mái vòm chạy dài được chạm trổ tinh xảo. Nhờ có những mái vòm này mà kể cả những ngày trời nắng chói chang hay mưa tầm tã cũng không cản bước những du khách hiếu kỳ.
Biểu tượng trung tâm của khu phố là tháp đồng hồ Zytglogge. Cứ đến đúng 12h trưa là tất cả du khách lại tập trung dưới chân tòa tháp để lắng nghe tiếng chuông thánh thót và ngắm những chú rối tinh nghịch nhảy ra từ phía trong mặt đồng hồ.
"Bern” trong tiếng Đức có nghĩa là con gấu. Phải chăng vì thế mà dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú gấu đáng yêu trên những lá cờ, phù hiệu biểu trưng... ở thành phố. Những chú gấu cũng trở thành linh vật đem lại may mắn cho thành phố 800 năm tuổi đời này.
- "Thủ đô hòa bình" Geneva
Toàn bộ những hình ảnh đại diện cho đất nước Thụy Sỹ như được hội tụ tại Geneva. Đến với Geneva, ta như lạc vào thế giới thần tiên, thơ mộng đến khó tả. Từ các ngôi làng rượu vang đẹp như tranh vẽ, những ngọn núi tuyết phủ quanh năm, thành phố về đêm, tiếng chuông reo từ những con bò sữa trên đồng cỏ bạt ngàn, các lâu đài, nhà thờ và chính hồ nước xanh gợn sóng lăn tăn.
Không phải ngẫu nhiên mà Geneva được mệnh danh là “thủ đô hòa bình” của thế giới. Rất nhiều hiệp định hòa bình đã được ký kết tại đây và thành phố cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 200 tổ chức quốc tế liên quan đến việc kiến tạo hòa bình, cứu tế nhân đạo, tị nạn, chống mìn sát thương, bảo vệ môi trường, giáo dục…
- Thành phố của “tinh thần Thụy Sỹ”
Hai bên bờ hồ là nơi tập trung của những công trình kiến trúc nhiều sắc màu. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thờ Fraumünster - nơi cất chứa kho báu nghệ thuật vô giá của Zurich hay chuỗi ô cửa sổ kính màu độc đáo tại nhà thờ Fraumunste...
- Quà tặng từ thiên nhiên - vườn nho Lavaux
Nếu như Sa Pa của Việt Nam nổi tiếng với ruộng bậc thang thì Lavaux của Thụy Sỹ lừng danh với những vườn nho bậc thang kè đá trên sườn đồi. Những thửa ruộng bậc thang được kè bằng những bờ kè đá trắng. Cho nên người ta nói nho ở vùng này được hưởng ba loại ánh sáng, ánh sáng từ mặt trời, ánh sáng phản xạ từ mặt hồ Leman và ánh sáng, nhiệt phản xạ từ những bờ kè đá bảo vệ ruộng nho. Nhờ vậy mà chất lượng nho có hương vị rất đặc biệt và nổi tiếng thế giới.
Qua vùng nho Lavaux, đắm chìm vào vẻ đẹp mê hồn ấy, ta mới hiểu vì sao một vùng quê trồng nho tưởng như rất đỗi bình thường lại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) phong danh hiệu Di sản thế giới ngang hàng với những kỳ quan thiên nhiên hay những công trình nhân tạo kiệt tác thế giới.
- Con người gắn liền với những “kỷ lục”
Đúng chuẩn về thời gian là một trong những tính cách đặc trưng của người Thụy Sỹ. Đúng giờ và tôn trọng thời gian là cách họ thể hiện sự tôn trọng người khác. Đó cũng là lý do mà họ làm nên những chiếc đồng hồ Thụy Sỹ tinh xảo đến độ chính xác gần như tuyệt đối được săn lùng trên toàn thế giới.
Thụy Sỹ là nơi duy nhất trên thế giới có 4 ngôn ngữ chính là ngôn ngữ của 4 quốc gia. Ở mỗi vùng miền khác nhau ở Thụy Sỹ, người dân lại sử dụng những ngôn ngữ khác nhau. Nếu muốn nói tiếng Đức, hãy đến Bern. Sau đó đi về phía Nam, đến Lugano học tiếng Italy và cuối cùng là đi về phía Tây, đến Lausanne để chào "Bonjour" (tiếng Pháp). Ở một số vùng, người dân lại sử dụng tiếng Romansh
Thụy Sỹ là cỗ máy sản sinh giải Nobel. Đất nước này còn là một “tuyển thủ” toàn cầu trong lĩnh vực học thuật. Quốc gia châu Âu này có 28 người đoạt giải Nobel trong tổng dân số khoảng 8 triệu người. Nơi đây cũng là quê hương của công thức nổi tiếng nhất của Einstein: E=MC2. Dù được sinh ra ở Đức nhưng nhà khoa học thiên tài này đã phát triển Lý thuyết Tương đối nổi tiếng của ông khi đang học tập và sinh sống tại thành phố Bern.
Dân số Thụy Sỹ đang già hóa với tuổi thọ trung bình cao. Tính đến năm 2021, tuổi thọ trung bình của người dân tại đây là 83,97. Tỷ lệ số người trên 100 tuổi ở Thụy Sỹ cũng vào loại cao nhất châu Âu.
Điều này là hoàn toàn hợp lý khi Thụy Sỹ sở hữu bầu không khí trong lành với rất nhiều những con đường mòn để đi bộ, để đạp xe và trên hết là hệ thống chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Nước này thường xuyên "lọt top" những quốc gia đáng sống, xét theo mức độ an toàn, chất lượng cuộc sống và thu nhập.
Nếu muốn trải nghiệm cảm giác sống ở đất nước “hạnh phúc nhất thế giới” như thế nào thì Thụy Sỹ là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp con người ta “detox” cơ thể và tâm hồn, tận hưởng mọi khoảnh khắc tươi đẹp trong cuộc sống.